
LẮP BƠM NƯỚC SẠCH CHO TRẠM NÔNG THÔN
Ngày Đăng: 27/10/2018 - Lượt xem: 2682
Bảo trì,lắp đặt bơm cho các trạm cấp nước các khu vực TPHCM, nông thôn và các vùng lân cận
cấp nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn, các đồn biên phòng kết hợp cụm dân cư tuyến biên giới và các trại giam, ưu tiên cho những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước: Vùng núi cao, nhiễm mặn, vùng ô nhiễm độc hại Asen, dioxin và các ô nhiễm độc hại khác; Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trường học mầm non, trường học phổ thông; Xây dựng...
Tìm hiểu trạm bơm nước nông thôn
Trạm bơm nước nông thôn bao gồm các máy bơm nước chính, máy bơm nước phụ và các thiết bị hỗ trợ liên quan được sử dụng cho mục đích cấp nước vùng nông thôn.
Có nhiều cách phân loại trạm bơm nông thôn khác nhau, vì thế mà các loại trạm bơm này cũng có nhiều tên gọi khác nhau.
- Phân theo vị trí tuyến bơm nước: Trạm bơm nâng đầu nút I, trạm nâng chuyển tiếp II, các trạm bơm nâng tiếp theo...
- Phân theo công dụng của trạm bơm: Trạm bơm cấp nước sinh hoạt, trạm bơm cấp nước sản xuất..
Ngoài ra còn có thể phân theo đặc điểm công nghệ hoặc đặc điểm kết cấu...
Trạm bơm cấp nước cho vùng nông thôn
Trạm bơm cấp nước nông thôn có thời gian vận hành liên tục, trong suốt cả năm. Vì thế yêu cầu đặt ra với loại trạm bơm này phải đảm bảo:
- Tính an toàn. Yêu cầu lắp đặt các máy bơm phụ, các tổ bơm dự phòng.
- Phải có người trực trong trạm bơm, theo dõi các thiết bị hoạt động. Tuy nhiên, mức tự động hóa của trạm bơm phải cao.
- Vệ sinh thường xuyên khu vực hệ thống bơm và môi trường xung quanh
Nguồn cung cấp nước cho trạm bơm nông thôn
Lấy nước từ nguồn nước mặt
Công trình lấy nước của trạm bơm nâng đầu nút I được xây dựng trên nền đất yếu, bão hòa nước, đặt ở bãi bồi sông và hồ chứa. Trong trường hợp mực nước có giao động lớn, việc bố trí các máy bơm và thiết bị liên quan rất phức tạp.
Khi thiết kế trạm bơm cần chú ý các yếu tố sau để đảm bảo việc cấp nước không bị gián đoạn:
- Các giai đoạn mà công trình lấy nước làm việc độc lập, tuyến tự chảy và các phân đoạn lưới của giếng bờ phải lớn hơn 1.
- Đối với công trình cấp 1, xây dựng 2 công trình lấy nước. Mỗi công trình thiết kế một cách lấy nước khác nhau.
Lấy nước từ nguồn nước ngầm
Khi nguồn nước mặt không đủ cung cấp, buộc phải sử dụng nguồn nước ngầm. Nếu nguồn nước ngầm đạt tiêu chuẩn nước sạch thì không cần qua khâu xử lý nước, ngược lại nếu nước ngầm cần phải xử lý thì trong thành phần của hệ thống trạm bơm cần đưa vào hệ thống xử lý nước.
Với hệ thống lấy nước ngầm, có các dạng như sau:
- Lấy nước ngang: Áp dụng khi mực nước ngầm không sâu quá 5m, lớp nước không dày. Cửa lấy nước này gồm những hành lang thu nước hoặc những ống được đục lỗ. Các ống thu nước đặt dọc lòng sông hoặc ngang dòng nước ngầm.
- Lấy nước đứng: Áp dụng cho lớp nước ngầm sâu hơn 5m. Thường có dạng giếng lò hoặc hố khoan. Để ngăn ngừa trôi đất, người ta dùng lưới lọc và dây kim loại quây trong giếng khoan hoặc đổ sỏi trong giếng lò. Công trình này có thể gồm khoảng 1 đến 30 chiếc giếng lò hoặc giếng khoan được bố trí song song với tuyến lấy nước bờ.
- Lấy nước dạng tia: Được áp dụng để lấy nước ngầm từ những lớp nước mỏng trong trường hợp hệ thống lấy nước đứng là không kinh tế ( tức là việc khoan quá nhiều giếng khoan tiêu tốn chi phí quá nhiều). Hệ thống này thường được làm từ dạng giếng lò 10 thông thường hoặc giếng chìm, sử dụng máy bơm nước giếng khoan chuyên dụng.
Trên đây là một vài thông tin về hệ thống trạm bơm cung cấp nước cho vùng nông thôn. Hy vọng bài viết có giúp ích cho quý khách phần nào trong việc tìm hiểu cũng như xây dựng hệ thống trạm bơm này.
Mọi nhu cầu tư vấn hay đặt hàng vui lòng liên hệ:
Hotlines:0908 918 224 - 0797 881 246